Hiện nay trên thị trường áo mưa trẻ
em ngày càng có nhiều mẫu mã, kiểu dáng độc đáo nhưng để
chọn được loại áo vừa bền, chống mưa hiệu quả mà lại được bé yêu
thích thì không phải chuyện dễ dàng. Dưới đây là những lưu ý để bạn
có thể chọn được một sản phẩm tốt và phù hợp nhất.
Chọn kích thước áo mưa phù hợp với trẻ
Chọn kích thước áo mưa phù hợp với người bé
Khi đi chung áo mưa với bố mẹ bé thường có cảm giác không thoải mái và cảm thấy khó chịu bởi áo mưa người lớn thường rất lùng thùng, phải che cho cả người ngồi trước và ngồi sau nên tác dụng che chắn không tốt, nhiều khi vẫn khiến bé bị ướt và có nguy cơ làm cho bé bị cảm lạnh. Do vậy, để chọn một chiếc áo mưa trẻ em có kích thước phù hợp với bé là điều các bà mẹ cần rất quan tâm.
Để tạo cảm giác thoải mái cho bé khi mặc áo mưa bạn nên dựa vào
chiều cao và bề dày thân người của con để chọn những loại có kích
thước hơi rộng một chút bởi trong trường hợp nếu bé mặc đồ khá dầy
hoặc khoác cặp sách thì những chiếc áo mưa vừa vặn sẽ trở nên chật
chội khó chịu. Tuy vậy bạn cũng không nên chọn kích cỡ quá rộng bởi
tạo cảm giác thùng thình khi mặc khiến bé không thích. Và áo mưa bộ
trẻ em cũng là một gợi ý tốt cho các mẹ bởi sự tiện dụng
cũng như khả năng bảo vệ tôt hơn các loại áo mưa trùm.
Chú ý đến chất liệu của áo mưa trẻ em
Vì da trẻ em rất nhạy cảm cho nên khi chọn mua áo mưa cho con, bạn nên chú ý tới chất liệu cũng như đường may để đảm bảo an toàn cho trẻ.Nếu áo mưa được làm từ chất liệu không tốt khi bạn mua phải loại này sẽ làm bé nhà bạn rất dễ bị nóng bức, bí bách khi khoác trên người áo mưa. Do vậy, quan tâm đến chất liệu áo mưa để chọn mua được loại phù hợp sẽ đem tới sự thoải mái cho trẻ nhỏ. Bạn nên chọn các loại áo mưa bằng nhựa dẻo, vải dù đều khá dầy dặn, khả năng che chắn cao, trẻ có thể thuận tiện khi di chuyển, không bị nặng nề, đem lại sự thoáng mát cần thiết.
Xem xét đường may của áo mưa trẻ em
Khi mua áo mưa cho bé
bạn cũng nên chú ý đến các đường may, đường dập, mối nối giữa các
bộ phận của áo mưa xem có se khít, chắc chắn không. Khi đường may
đã đảm bảo chắc chắn thì sẽ hạn chế được việc áo mưa bị bung, bị
rách ở những điểm thường xuyên bị co kéo như nách áo, cổ áo…
Bên cạnh đó, cúc áo cũng là điểm mà bạn cần lưu tâm. Hầu hết các loại áo mưa được thiết kế có nút bấm tiện lợi. Bạn nên bấm thử cúc xem có khớp với nhau hay không. Cúc bị chặt quá, khi tháo áo mưa sẽ khó khăn, các bé co kéo mạnh sẽ làm rách phần nhựa, vải quanh cúc. Nếu cúc đóng bị lỏng thì chỉ sau một thời gian sử dụng ngắn, hai phần cúc sẽ không còn khớp với nhau, tạo ra những kẽ hở rộng trên áo và mưa vẫn xiên vào được.
Lựa chọn áo mưa cho bé theo giới tính
Lựa chọn áo mưa cho bé theo giới tính và sở thích
Khi lựa chọn áo mưa cho bé, bạn nên dựa trên giới tính cũng như sở thích của con. Đối với các bé gái thì thường thích thú với các gam màu dễ thương như hồng, vàng nhạt, xanh nhạt hay ao có in các họa tiết như cỏ cây, hoa lá, con vật. Còn đối với các bé nam thì thường thích những áo có gam màu đậm hơn, thiết kế khỏe khoắn và cá tính với các họa tiết đi kèm thường là ô tô, siêu nhân, người nhện… Tùy theo sở thích của bé, bạn có thể chọn được bộ áo mưa vừa bền vừa thời trang khiến bé thích thú và thoải mái khi mặc.
Với những thông tin trên hy vọng bạn sẽ lựa chọn được một bộ quần áo
mưa trẻ em ưng ý cho con và đảm bảo an toàn, cũng như
phát huy hết khả năng bảo vệ cho bé của áo mưa.
Websosanh.vn –
Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm
giá rẻ nhất Việt Nam
Áo mưa là vật dụng thiết yếu trong cốp
xe máy của hầu hết chúng ta trong mỗi mùa mưa, bởi bạn chẳng biết
những cơn mưa dông sẽ kéo đến khi nào. Nhưng liệu mỗi lần sử dụng
xong, cơn mưa qua đi là bạn lại gấp ngay để vào cốp xe hay cất để
đâu đấy luôn thì “người đồng hành” đó của bạn có được lâu bền. Bạn
nên nhớ rằng dù bất cứ vật dụng gì nếu chúng ta sử dụng và bảo quản
không đúng cách thì nó cũng sẽ nhanh chóng bị hư hỏng, không sử
dụng được nữa, huống chi là bộ áo mưa mỏng manh. Dưới đây là vài
mẹo giúp bạn sử dụng và bảo quản áo mưa được “trường kỳ với thời
gian”.
Cất áo mưa sau khi sử dụng
Gấp áo mưa sau khi đã phơi hoặc lau khô
Sau khi đi mưa về bạn đừng vội cất ngay áo mưa đi hay để một góc
nào đó, như vậy sẽ khiến áo mưa của bạn dễ bị mốc và có mùi hôi dù
đó có là áo mưa
cao cấp nhất. Tốt nhất bạn hãy giũ sạch lượng nước còn
lại trên áo mưa, hoặc lấy khăn khô lau sạch như vậy sẽ khiến một số
những bụi bẩn bay đi. Sau đó dùng móc áo treo lên để áo nhanh khô
và thoáng.
Nếu có thêm một chút thời gian thì bạn nên giặt sơ qua hoặc nhúng qua nước vài lần để cát bụi dính trên áo nhất là phần vạt áo có thể trôi đi. Sau đó khi áo mưa đã khô bạn hãy xếp gọn lại và cất nhưng quan trọng là không được dùng vật nặng đè lên, như vậy sẽ khiến áo hằn những nếp gấp khó làm phẳng khiến mất đi sự thẩm mỹ và áo cũng sẽ giòn, dễ rách.
Xóa những nếp nhăn nhẹ trên áo mưa
Khi chúng ta sử dụng áo mưa sẽ khó tránh việc trên áo xuất hiện những nếp nhăn nhẹ. Do đó bạn chỉ việc treo áo mưa lên mắc áo để các vết nhăn dãn ra và biến mất. Đến hôm sau áo mưa của bạn lại xinh xắn như ngày nào.
Còn trong trường hợp áo mưa của bạn có những vết gãy gấp nghiêm trọng thì bạn cũng đừng vội bỏ đi. bạn hãy cho áo mưa vào ngâm nước nóng 70 – 80 độ C trong khoảng một phút rồi sau đó lấy ra, treo lên cho ráo nước và chờ cho áo mưa khô hẳn, vết nhăn sẽ hết, chiếc áo mưa trở lại phẳng lì và sạch sẽ.
Chú ý ký hiệu của nhà sản xuất gắn trên áo mưa
Chú ý ký hiệu của nhà sản xuất gắn trên áo mưa là một việc làm
rất nhỏ và dễ bị chúng ta bỏ qua, nhưng thực chất nó lại rất quan
trọng. Các loại áo mưa
bộ , áo mưa trùm… đảm bảo chất lượng thường có những ký
hiệu, lưu ý của nhà sản xuất. Bạn muốn sử dụng áo mưa bền, đẹp hãy
chú ý và làm theo ký hiệu chỉ dẫn. Những biểu trượng đặc trưng của
nhà sản xuất thường xuất hiện trên áo mưa đó là:
– Hình chậu nước có ghi 40 độ C : không được giặt máy
– Hình dấu chéo trên bàn ủi: không dùng bàn ủi là áo
– Hình dấu chéo trên áo mưa vặn xéo: không vắt hay xiết lại
– Hình chậu nước có bàn tay : giặt bằng tay
– Hình áo mưa móc vào mắc áo: phơi áo mưa nơi thoáng mát…
Với những mẹo nhỏ này hy vọng bộ áo mưa của bạn có thể “trường kỳ với thời gian” để luôn đồng hành cùng bạn trên mọi con đường mỗi khi trời mưa.
Websosanh.vn –
Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm
giá rẻ nhất Việt Nam
Khi đi đường, bất chợt gặp cơn mưa mà chúng ta không mang theo áo mưa chúng ta thường ghé vào một cửa hàng gần
nhất để mua áo mưa giấy, bởi nó có giá thành rẻ, chỉ khoảng từ 5-10
ngàn đồng. nhưng nếu tính bài toán lâu dài thì giải pháp này có
thực sự tốt.
Áo mưa giấy rẻ nhưng chỉ sử dụng được 1-2 lần
Sử dụng áo mưa giấy có thực sự rẻ
Áo mưa giấy có giá thành rẻ. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 5 – 10 ngàn đồng với tùy loại nilon thì đã có thể sở hữu một chiếc áo mưa giấy. Nhưng với sản phẩm này thường chỉ sử dụng được một lần bởi nó được làm bằng nilon mỏng, dễ rách khi bị mắc hoặc va chạm mạnh.
Nhưng bạn làm một phép tính đơn giản. Áo mưa giấy có giá từ 5-10
ngàn đồng, sau 10 lần mua tổng số tiền sẽ là 50 – 100 ngàn đồng,
gần bằng ao mua
bo . Với số tiền thì bạn đã có thể mua một chiếc áo mưa
dày dặn và có thể sử dụng lại được rất nhiều lần.
Áo mưa giấy dễ làm bạn bị ướt
Áo mưa giấy được làm bằng chất liệu nilon mỏng nênchỉ đi được dưới trời mưa nhỏ, gió nhẹ. Nếu gặp phải trời mưa to, gió mạnh thì nó rất dễ rách thậm chí còn khiến bạn bị ướt hơn.
Áo mưa giấy dễ gây ảnh hưởng môi trường
Mặt khác, việc chỉ sử dụng được một lần là vô cùng lãng phí. Nó làm cho môi trường bị ô nhiễm bởi áo mưa giấy làm từ chất liệu nilon- đây là một chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm đến hàng nghìn năm mới phân hủy được hoàn toàn. Sự tồn tại của nilon trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng tới đất và nước, thậm chí còn tác động trực tiếp tới sức khỏe của con người.
Bạn sử dụng áo mưa giấy giá rẻ hay áo mưa ao cấp dày dặn là do bạn lựa
chọn. Tuy nhiên hãy tính toán cẩn thận và vì sức khỏe của bản thân
để có lựa chọn và thói quen đúng đắn nhất. Thêm nữa, chúng ta cần
có thói quen mang sẵn áo mưa theo người khi ra đường để tránh những
cơn mưa bất chợt dễ làm bạn bị ốm.
Websosanh.vn –
Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm
giá rẻ nhất Việt Nam